Chiều qua, đưa con trai đến lớp học ôn toán tại B4 Giảng Võ. Hai mẹ con đi bộ, che chung một cái ô vì trời mưa. Từ nhà đến chỗ học mất chừng 5 phút, lúc đi ngang trường THCS Giảng Võ, đông nghịt phụ huynh đứng chờ con trước cổng trường, xe máy xếp chật vỉa hè, xuống cả lề đường và tràn cả sang vườn cây ven hồ Giảng Võ, áo mưa vắt trùm xe...
Cảm xúc đâu chợt ùa về...
Ngày ấy, bố cũng đứng chờ mình trước cổng trường như ai đó trong các bậc phụ huynh kia ? dáng dấp lo âu, bồn chồn, mong ngóng...?
Cảm xúc đâu chợt ùa về...
Ngày ấy, bố cũng đứng chờ mình trước cổng trường như ai đó trong các bậc phụ huynh kia ? dáng dấp lo âu, bồn chồn, mong ngóng...?
Thật tình cờ, giờ mình sống ngay gần địa điểm thi đại học ngày trước, trường trung học chuyên Hà Nội - Amsterdam, ngay sát bên kia trường Giảng Võ, trường học này giờ thành trường THPT Nguyễn Trãi, cũng không mấy khác xưa.
Nhớ buổi thi đầu tiên, tự đạp xe từ nhà ông Lục tận dốc Minh Khai, nơi hai bố con đã ở nhờ những ngày về Hà Nội. Không muốn bố đi cùng vì thương bố quá, lóc cóc cái xe đạp fa-vơ-rit nhà ông gác trên góc chuồng lợn lâu không đi, bố lau chùi mượn tạm... nắng thì chói chang. Mình không bao giờ quên mình đã nói "bố đừng đưa con đi thi, bố mà đưa đi là con thi không đỗ đâu....".
Cảm giác áy náy từ ấy cho đến tận bây giờ khi mình chỉ nói thế với bố mà không hề kèm theo lời giải thích. Mình chỉ nghĩ, mình làm được, bố đừng lo, đừng vất vả quá làm gì. Hình như bố lại nghĩ, con gái ngại đi cùng bố, biết chăng bố lo lắng đến thế nào ? Bố đã không thức dậy sớm như hôm trước để cùng mình đến trường, mình đạp xe một mình trong sớm, qua phố Lò Đúc, Trần Nhân Tông, Khâm Thiên, Đê La Thành, Giảng Võ, vào phòng thi với tinh thần lạc quan và niềm tin chiến thắng.
Lúc ra khỏi phòng thi, chợt cảm giác lạc lõng giữa bao người khi tự ra lấy xe đạp để về. Nhìn thấy các bạn khác nháo nhác tìm người thân, nhìn thấy rạng rỡ trên những gương mặt đang tìm nhau mà chợt ước ao trong số những phụ huynh kia có bố, để được hỏi xem con làm bài thi thế nào, tốt không? Bâng khuâng tự hỏi "sao mình mong bố ở đây? sao sáng nay mình nói thế?". Rồi, tự dẹp đi cảm xúc yếu mềm, kẹp chiếc cặp gấp trên ghi-đông xe, hòa vào dòng người đông đúc... mà không biết chỉ cách xa cổng trường chừng vài chục mét, bố đã đứng kia trong đan xen các phụ huynh đang ngóng đợi con mình... Hình ảnh ấy, cho đến tận bây giờ và có lẽ còn mãi đến mai sau, luôn là kỷ niệm ngọt ngào trong hành trang mình mang theo vào cuộc sống...
Và cũng chẳng thể quên, muốn bố dừng xe để mua trái quất hồng bì bán bởi mấy chị hàng rong ngay đầu ngã tư Đê la Thành - Giảng Võ, loại quả này ở quê lúc ấy chẳng thấy ai đem bán, trong vườn nhà ai có nếu thích có thể cho nhau, tưởng rẻ đâu ngờ hỏi mua các chị "hét" giá như là hàng xa xỉ, chẳng dám mặc cả, đành thôi!
Tối qua xem một loạt hình ảnh về các em học sinh tỉnh xa về Hà Nội dự thi đại học, nằm nghỉ la liệt trong sân chùa Láng, chợt thấy lòng lắng lại, thương các em quá. Có lẽ với các em, đó chưa phải là lúc khó khăn nhất trong cuộc đời, vì vẫn đang có những người thân bên cạnh. Còn với mình, nó gợi nhớ những điều trăn trở, là ký ức, là nghị lực, niềm tin trong suốt một khoảng thời gian dài từ những ngày như thế...
Giờ đây, trong hành trình hướng con vào đại học, biết chẳng thể so sánh với ngày xưa nhưng cảm xúc chẳng thể mờ... Có chăng trong ký ức của mỗi người con, đi qua thời khó khăn cùng cha mẹ vẫn mãi không hiểu hết những lo âu trước ngưỡng cửa cuộc đời mình. Chỉ đến khi, thời gian chất chứa đầy kỷ niệm, gian nan mới là lúc cảm nhận được những khó khăn có trong cuộc sống ý nghĩa đến thế nào.
Nhớ buổi thi đầu tiên, tự đạp xe từ nhà ông Lục tận dốc Minh Khai, nơi hai bố con đã ở nhờ những ngày về Hà Nội. Không muốn bố đi cùng vì thương bố quá, lóc cóc cái xe đạp fa-vơ-rit nhà ông gác trên góc chuồng lợn lâu không đi, bố lau chùi mượn tạm... nắng thì chói chang. Mình không bao giờ quên mình đã nói "bố đừng đưa con đi thi, bố mà đưa đi là con thi không đỗ đâu....".
Cảm giác áy náy từ ấy cho đến tận bây giờ khi mình chỉ nói thế với bố mà không hề kèm theo lời giải thích. Mình chỉ nghĩ, mình làm được, bố đừng lo, đừng vất vả quá làm gì. Hình như bố lại nghĩ, con gái ngại đi cùng bố, biết chăng bố lo lắng đến thế nào ? Bố đã không thức dậy sớm như hôm trước để cùng mình đến trường, mình đạp xe một mình trong sớm, qua phố Lò Đúc, Trần Nhân Tông, Khâm Thiên, Đê La Thành, Giảng Võ, vào phòng thi với tinh thần lạc quan và niềm tin chiến thắng.
Lúc ra khỏi phòng thi, chợt cảm giác lạc lõng giữa bao người khi tự ra lấy xe đạp để về. Nhìn thấy các bạn khác nháo nhác tìm người thân, nhìn thấy rạng rỡ trên những gương mặt đang tìm nhau mà chợt ước ao trong số những phụ huynh kia có bố, để được hỏi xem con làm bài thi thế nào, tốt không? Bâng khuâng tự hỏi "sao mình mong bố ở đây? sao sáng nay mình nói thế?". Rồi, tự dẹp đi cảm xúc yếu mềm, kẹp chiếc cặp gấp trên ghi-đông xe, hòa vào dòng người đông đúc... mà không biết chỉ cách xa cổng trường chừng vài chục mét, bố đã đứng kia trong đan xen các phụ huynh đang ngóng đợi con mình... Hình ảnh ấy, cho đến tận bây giờ và có lẽ còn mãi đến mai sau, luôn là kỷ niệm ngọt ngào trong hành trang mình mang theo vào cuộc sống...
Và cũng chẳng thể quên, muốn bố dừng xe để mua trái quất hồng bì bán bởi mấy chị hàng rong ngay đầu ngã tư Đê la Thành - Giảng Võ, loại quả này ở quê lúc ấy chẳng thấy ai đem bán, trong vườn nhà ai có nếu thích có thể cho nhau, tưởng rẻ đâu ngờ hỏi mua các chị "hét" giá như là hàng xa xỉ, chẳng dám mặc cả, đành thôi!
Tối qua xem một loạt hình ảnh về các em học sinh tỉnh xa về Hà Nội dự thi đại học, nằm nghỉ la liệt trong sân chùa Láng, chợt thấy lòng lắng lại, thương các em quá. Có lẽ với các em, đó chưa phải là lúc khó khăn nhất trong cuộc đời, vì vẫn đang có những người thân bên cạnh. Còn với mình, nó gợi nhớ những điều trăn trở, là ký ức, là nghị lực, niềm tin trong suốt một khoảng thời gian dài từ những ngày như thế...
Giờ đây, trong hành trình hướng con vào đại học, biết chẳng thể so sánh với ngày xưa nhưng cảm xúc chẳng thể mờ... Có chăng trong ký ức của mỗi người con, đi qua thời khó khăn cùng cha mẹ vẫn mãi không hiểu hết những lo âu trước ngưỡng cửa cuộc đời mình. Chỉ đến khi, thời gian chất chứa đầy kỷ niệm, gian nan mới là lúc cảm nhận được những khó khăn có trong cuộc sống ý nghĩa đến thế nào.
1 nhận xét:
Hay
Đăng nhận xét