Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Bác sĩ YERSIN

 HIỆU TRƯỞNG ĐẦU TIÊN CỦA ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Dịch hạch- một trong những đại dịch khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người- đã giết chết gần 2/3 dân số Châu Âu và 1/3 dân số Trung Quốc. Và người đã cứu thế giới ra khỏi "cái chết đen" kinh hoàng đó chính là thầy Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Y Hà Nội - Bác sĩ Alexandre Yersin.

Nhận bằng tiến sĩ khi mới 25 tuổi, cùng Roux khám phá ra độc tố bạch hầu và là 1 trong những người tham gia phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại, Yersin được xem là học trò xuất sắc nhất của Louis Pasteur.

Từ bỏ tương lai đầy hứa hẹn ở viện Pasteur Paris, Yersin chọn con đường lênh đênh trên biển, luồn lách trong những vùng núi hiểm trở dọc dãy Trường Sơn, vào ở trong những ngôi làng sắc tộc thiểu số để thỏa mãn niềm đam mê khám phá cho dù có lúc ông đã suýt mất mạng. Nhưng thật may là ông đã sống sót và tìm ra cao nguyên Lâm Viên và con đường đi bộ từ Trung Kì sang Cao Miên.

Năm 1894, khi nạn dịch hạch bùng nổ ở Hồng Kông gây tỉ lệ tử vong đến đến 95%, chính phủ Nhật bản đã cử đi một đoàn nghiên cứu do giáo sư Kitasato dẫn đầu với đầy đủ thiết bị hiện đại thì Yersin với chiếc vali đựng kính hiển vi cũ trong cái lán bằng tre phủ rơm cạnh đó trong chưa đầy 1 tuần đã tìm ra trực khuẩn dịch hạch và trở thành thầy thuốc đầu tiên cứu sống một bệnh nhân dịch hạch. Với phát minh vĩ đại đó, Yersin không nhận một chút vinh quang nào cho mình. Ông từ chối tiếp các nhà báo, đặt tên trực khuẩn tìm thấy là Pasteurella Pestis để tri ân người thầy (sau này người ta mới đổi lại là Yersinia Pestis).

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Thiên tai, nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?


Cách đây vài năm, Nhật Bản xảy ra thảm họa động đất. Một bà chị lấy chồng Nhật post lên Fb rằng.

- Hôm nay đi đổ xăng, sợ khủng hoảng nên đổ đầy bình, định đi siêu thị hốt đồ thì bị chồng Nhật mắng. "Chỉ được đổ nửa bình". Chị hỏi " Tại sao, bình thường em vẫn đổ đầy bình mà ? Nhất là đang khủng hoảng, lỡ mai không còn xăng đổ thì sao ? "

Chồng chị đáp " Vì là khủng hoảng nên mới chỉ được đổ nửa bình. Chừa cho những người đang bị thiếu hụt ở vùng thiên tai".

Và không phải mỗi chồng chị, mà người Nhật nào cũng làm y như vậy ? Vì khủng hoảng nên mọi người đều cố gắng không tích trữ để phần lương thực dư cho những nơi đang gặp tai họa. Nhường cho người đang cần.

Và sau đó toàn thế giới nghiêng đầu trước hình ảnh dòng người Nhật xếp rồng rắn nhẫn nại nhường nhịn, che chở, chờ đợi để được cứu hộ.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Một đời quá dài


Bạn tôi kể, lúc mẹ cô ấy li hôn có nói với cô ấy một câu: ''Một đời quá dài.''
Cô ấy nói: Ba mẹ ly hôn, bởi vì ba gảy tàn thuốc lá vào chậu lan mẹ trồng.

Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.

Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu:'' Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.''
Bà ngoại tức giận mắng mẹ: '' Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.''
Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2020

Nhân cách giáo dục nên nhân cách


Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:
-Thầy có nhớ em không ạ?
Thầy giáo nói:
- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.
Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Đêm giao thừa tại Nhật Bản



Ngày đầu năm mới, ba mẹ con đến Diver City. 

Tôm Ốc mê mẩn những đồ chơi ghép hình của Nhật Bản, mua cả cho mình, cho bạn và làm quà. 

Tuy tiếc tiền nhưng Ốc tự an ủi là mua được bằng tiền học bổng, không phải là tiền của bố mẹ. 
Tốt thôi, vì làm gì đó mà có lý do hợp lý là ổn rồi!

Đi từ trưa...
Trở về nhà vào nhà lúc gần 12 giờ đêm khi nhiệt độ ngoài trời 2 độ C, tự bật ra một câu mà nhiều khi vẫn muốn nói với chính mình:
- Về nhà của mình vẫn là thích nhất, ấm, nhỉ?
- Humh
- Dù ở đâu, các con hãy nhớ là, có một căn nhà nhỏ, dù chỉ là nhà thuê, để luôn có nơi trở về là đủ.
- Vầng...

Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Happy New Year 2020


Mình từng có lần loăng quăng cùng hội bạn trên khung chiếc xe đạp đua của một bạn đẹp zai như tài tử cùng lớp, thời đại học, chỉ vì thời ấy có xe đạp để cùng nhau đi chơi là tốt lắm rồi, lấy đâu ra lựa chọn, càng không vì có tình cảm gì khác biệt.

Mình từng rất xúc cảm với một anh cựu du học sinh Mỹ, có nhiệm vụ hỗ trợ mình hoàn thành luận án Thạc sĩ Luật về thị trường chứng khoán sơ cấp, năm 1998, khi anh dắt xe đi bộ cùng từ Hàng Vôi 
về Bà Triệu do mình ngại với lời đề nghị: 
- Em lên xe anh đèo!

Và bây giờ, mình rất thích nhìn các con zai đạp xe, dù nắng hay mưa, đông qua - hạ chí... vì vẫn thấy đâu đó hình ảnh rất đẹp của những chàng trí thức không nghèo.

Có lẽ, thời nào cũng vậy, có một kiểu con gái giống mình chắc hiếm. Thích có tiền để sở hữu ô tô, thậm chí máy bay, tàu thuyền nếu có... 🤪 nhưng lại có cảm tình không thay đổi với những chàng trai đi xe đạp.

Năm mới đến rồi, ngự ở một nơi thật xa và nhắc về những gì đã cũ.

Happy New Year 2020!

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019

Chiếc áo kỷ niệm

Có một ngày khi trở về nhà, con zai mở cửa với đôi mắt đỏ hoe sưng húp, chào mẹ rồi vội quay đi. Trả lời cho sự quan tâm là:
- Thôi, mẹ đừng hỏi.

Sắp hai năm rồi, chiếc áo này nằm yên trên mắc treo trong tủ. Mỗi lần thay mùa, là một lần những chiếc áo khác được gấp lại, cất đi, còn chiếc áo này thì không, cũng chưa bao giờ được giặt.

Có những chiếc áo đẹp, không phải vì nó mới tinh hay nổi bật, mà là chiếc áo thấm đầy bụi bẩn và thấm rất nhiều mồ hôi...

Nhớ con
và những ngày tháng con sắp rời xa trường cũ...

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Viết cho hai ngày trước

Có một ngày trong tháng 11 này, mẹ nói về cảm xúc khi ấy mãi không chán, một cảm xúc lo lắng mà ấm áp vì có thêm con trong cuộc đời. Mẹ có thể quên nhiều thứ, nhưng ngày ấy lại cứ hiển hiện như một bức tranh...

Giờ đây, mẹ bắt đầu có cảm giác cẩn trọng, cảm giác đếm thời gian, cảm giác thấy các con từng bước vững vàng.

Mẹ đã quên nói lời chào con sáng mùa Thu năm ấy, nhưng mẹ chưa bao giờ quên, từ thời khắc ấy đến nay con đã lớn lên như thế nào.


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Giáo dục làm nên tất cả

Tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi:

"Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.

Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục ấy
Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục ấy
Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy
Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy
Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục ấy

Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia."


(Sưu tầm)

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Bạn cùng trường Luật

Hai mươi chín năm trước, mình và cậu bạn này gặp nhau tại trường Đại học Pháp lý. Hồi ấy, cậu ý với mình cao bằng nhau, nhưng sau nhiều năm ăn cơm tập thể nên mình lớn nhanh hơn cậu ý ăn cơm mẹ nấu, đến nỗi, duyên dáng bây giờ là phải đứng chụp ảnh ở thế con kanguru thế này mới đẹp!

Rất nhiều năm trôi qua, cậu ý dù đã kinh qua nghề điều tra với các siêu án kinh thiên động địa, nhưng vẫn thế, dường như còn hiền, tươi hơn xưa.

Mình biết ơn bạn ý, vì đã từng đạp xe chở mình từ bến xe Kim Liên về tới phố Minh Khai vào một chiều thứ 7, và biết là giờ mình có trả nợ bằng cách đạp xe chở bạn ý 10 lượt khứ hồi Minh Khai - Kim Liên cũng không hết!

Nhắc lại kỷ niệm cũ, nhắc lại hồn nhiên cũ, bạn vẫn giữ nụ cười tươi như cậu bé năm nào, như 29 năm chưa từng trôi qua...


(Ảnh copy từ kho tư liệu dân Luật! 🤨)

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Tự cảm nhất thời

🙋‍♀️
Hai mươi năm lần thứ nhất: Từ một trẻ sơ sinh thành một cô gái hoàn chỉnh, tươi đẹp, mạnh mẽ, đàng hoàng, có học thức, có tư chất rõ nét.

🤷‍♀️
Năm năm tiếp theo: Bước đệm thứ nhất, như là đĩa đệm của những đốt sống, là giai đoạn chuyển tiếp, thu nạp những xúc tác và chấp nhận sự vất vả của cuộc sống để bớt đi những lãng mạn, hão huyền.

👩‍💻
Hai mươi năm lần thứ 2: Từ một cô gái có tình yêu, có công việc, có sự tin tưởng của những người có kinh nghiệm, trở thành một phụ nữ nhiều tóc bạc, hai con và chỉ một bạn đời như một số ít người khác, có nhà và vài thứ vật chất quan trọng.


👩‍⚖️
Năm năm nữa: Là đĩa đệm thứ 2. Có lẽ sẽ là thời gian nhìn con trưởng thành, nhìn bạn đời già đi. Giữ gìn giai đoạn này là trả nghĩa cuộc đời vì bản thân đã lớn lên yên ổn, đã được nuôi lớn và cảm nhận tốt những buồn vui vốn có của kiếp người...



Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Bài học đường phố!

Sau một ngày o ép nhau, con cũng hoàn thành xong bộ hồ sơ xin visa theo hướng dẫn của mẹ và đi nộp một mình 👍
Lâu rồi, kể từ khi con thi xong tốt nghiệp, quên phứt cái việc lo lắng mỗi lần con mượn xe máy đi ra ngoài đường. Không hiểu do đứt dây thần kinh hoang mang hay không nhớ là con chưa tròn 18 tuổi mà quên hẳn việc dặn con là đi xe máy phải luôn phải nể trọng các anh CSGT 🤨

Rời văn phòng, gần 7 giờ tối
Trời nhá nhem, 
Đã nói là sẽ đi xe buýt do không có mũ bảo hiểm, không dám ngồi xe máy con đèo, do cái yên còn lại sau mông con luôn còn lại rất ít, mỗi lần con ga lên là như muốn rớt lại phía sau
vậy mà lại mủi lòng, đi cùng do cố giả vờ rằng, chắc giờ này không sao đâu, mẹ sẽ nấp được hoặc có sao thì mẹ tìm cách xử lý.
Thế là, về...

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Hãy là một người bình thường hạnh phúc



Mỗi lần hỏi cụ thể, mẹ luôn nói, có sở trường, sống vui vẻ; có vài ba người con, đi khắp thế giới rộng lớn; cha mẹ khỏe mạnh, có thể tự do tự tại đi khắp bốn phương. Thỉnh thoảng nhớ đến cha mẹ, có thể giống như bữa tiệc hội đồng niên, cha mẹ và con cái không gò bó, vui vẻ kể cho nhau nghe về những hành trình; và có người mình yêu, khi còn trẻ không cô đơn, đến khi về già cũng không phải đơn độc.

Cho đến hiện tại, mẹ càng muốn nói với con mẹ rằng, hy vọng con có thể trở thành người hạnh phúc, có thể đi đến hết cuộc đời, đến khi tóc bạc trắng, trong ngôi nhà nhỏ của riêng con, có thể trải qua những tháng ngày tươi đẹp, để rồi sau đó hoặc đến khi rời xa mọi người xung quanh, con sẽ không phải nuối tiếc, hối hận, có thể nở nụ cười mãn nguyện.

Mong con biết rằng, đừng tầm thường quá mà hãy có cho mình một tài nghệ, một kỹ năng để nuôi sống chính mình.

Con trai, mẹ không hy vọng con có thể trở thành ông nọ bà kia, hay những thiên tài, càng không mong con luôn đứng ở trên cao, giảng cho người khác về những thứ gọi là ưu tú có hình dạng ra sao. Mẹ chỉ hy vọng sau này con là một người có phẩm chất, có sở trường, để mọi thứ trong tay con trở nên có giá trị.
Có rất nhiều người cho rằng tài nghệ rồi cũng chỉ để kiếm cơm, nó có một chút gì đấy tầm thường, dường như khi có mùi của đồng tiền vào, tài cán gì cũng biến chất hết. 

Tuy nhiên, chỉ cần quyết tâm ban đầu vẫn còn, tại sao không?

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Nhớ con

Tròn hai tháng nữa là đủ một năm con xa nhà, sống cuộc đời sinh viên tự lập. Một năm, đánh dấu đầy đủ những cung bậc cảm xúc, buồn, vui, hẫng hụt, lo lắng, tự hào... của cả mẹ và con và có lẽ của cả bố và em Ốc nữa. Niềm vui có lớn đến đâu, thì sự xa cách là một khoảng trống chỉ có yêu thương mới lấp bù lại được.

Cũng tròn hai tháng nữa, em Ốc lại xa nhà, đi học giống như con. Mẹ chưa thể hình dung ra được sẽ cảm giác thế nào khi gia đình mình chia hai, các con sẽ ở cùng nhau trên một đất nước khác, cùng nhau lớn lên, tự lập và hàng ngày ăn những bữa cơm không phải do mẹ nấu nữa...

Bố tự hào, mẹ tự hào và ông bà cũng tự hào về con, về em Ốc. Mẹ tự hào vì đã có các con trong cuộc đời, được làm tài xế, làm con đò, làm hành lang trên con đường các con đi gần hai mươi năm qua, cùng các con chạm đến tuổi sinh viên theo mơ ước một cách an toàn.

Mẹ yêu con, yêu gia đình mình
Mẹ chờ mong những ngày tháng vui vẻ, yên bình luôn bên các con nơi xa ấy
Mẹ yêu sự lựa chọn của các con, cảm phục ý chí đẹp đẽ mà các con đang có.
Và mẹ tin, 

các con luôn mang một gương mặt, một trái tim và một hình ảnh tươi sáng suốt cuộc đời này.