Hôm nay, đọc bài viết "Tuấn cơm thịt chó" trên Quê choa, và lần đầu tiên mình link sang trang blog của Trần Đăng Tuấn kể từ sau khi đọc những bài viết xúc động trên các trang tin điện tử buổi sơ khai về chương trình ủng hộ các em học sinh nghèo miền núi bữa cơm có thêm miếng thịt. Bắt đầu từ các em học sinh trường tiểu học Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái cùng những hình ảnh bữa cơm thiếu thịt mà trẻ em thành phố có nằm mơ chắc cũng chẳng thể tưởng tượng ra.
Chương trình "Cơm có thịt" đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, khơi dậy niềm thương cảm, tình tương thân tương ái của con người với nhau. Bên cạnh đó là sự kính phục đối với nguyên phó Tổng GĐ đài truyền hình Trần Đăng Tuấn, người đã dũng cảm từ bỏ vị trí quan trọng trên chính trường để trở về đúng nghĩa một con người có giá trị thiết thực. Những lời đầy tâm huyết vang lên đã thức tỉnh biết bao trái tim nhân hậu, kêu gọi phần tốt đẹp trong con người mỗi chúng ta. Tôi đã nghẹn lòng khi đọc những bài viết của Trần Đăng Tuấn, những bài viết về Trần Đăng Tuấn, tôi cũng đã bao lần tự hỏi "mình nên làm gì?" "tại sao mình không quyết tâm với những điều cứ ấp ủ bao năm ?".
Ngày còn bé, từ những ước mơ giản dị, khiêm nhường như bao người đó là trở thành một người công dân tốt, một người có ích cho xã hội bằng những việc làm nhỏ nhoi, bằng âm thầm hứa sẽ không bao giờ xa ngã vì bất cứ lý do gì, đó cũng chính là khi tôi biết mình đầy tự trọng. Từ những ý nghĩ còn non nớt nhưng có một điều tôi đã biết chắc chắn rằng, dù sau này cuộc sống có khó khăn đến đâu, tiền là thứ không bao giờ làm trái tim tôi rung động. Tôi sẽ chỉ bị mềm lòng trước những điều thực sự tình người theo cảm nhận của chính tôi.
Lùi về ký ức, tôi không thể nào quên lần không đủ can đảm rút ra cho một ông già ăn xin trên phố Phan Chu Trinh, Hà Nội 50.000 đồng chỉ vì mới đi làm nên với tôi 50.000 khi đó lớn quá trong khi tôi lại chẳng có chút tiền lẻ nào. Tôi đã đấu tranh tư tưởng ghê lắm khi bàn tay ông lặng lẽ chìa ra. Ông ấy đã quay đi khi không nhận được gì từ tôi cả, chỉ nhận được từ tôi ánh mắt day dứt mãi nhìn theo. Tôi đã hy vọng ai đó sẽ cho ông ấy những đồng tiền lẻ, để tôi có chút yên tâm vì mình đã chẳng giúp gì. Tệ nữa khi mà tôi còn có thêm ý nghĩ nếu mình biếu ông số tiền 50.000 ấy những người xung quanh sẽ nhìn mình chẳng khác gì người trên trời rơi xuống hoặc ít ra cũng giống kẻ bị thần kinh. Có lẽ tôi đã tự an ủi mình bằng suy nghĩ như thế. Tôi đã dõi theo bước chân chậm chạp của ông cả một dọc phố dài mà không nhận được từ ai một đồng nào cả. Tôi chợt muốn chạy theo, muốn hy sinh số tiền lớn ấy, tôi lại đấu tranh, lại không làm được... Để rồi sau đó, trở về nhà với ám ảnh tấm lưng gù và bước đi khắc khổ của ông, sao thương quá ? Tôi đã tự hình dung ra cuộc đời người đàn ông ấy và đã khóc bởi những điều tôi chưa làm được lúc chiều. Tôi đã tự hứa với mình rằng sẽ không để cho lý trí lấn át trái tim nếu hoàn cảnh đó xảy đến lần 2 nữa, tôi chỉ có thể giúp được một lần bởi ông ấy già lắm rồi. Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa nguôi ngoai được vì đâu còn gặp lại những con người đói khổ như ông già tôi đã gặp lần ấy, đã bao năm... ?
Rồi, từ một cơ hội tình cờ khi còn là sinh viên trường Luật, tôi được phép trèo lên đài quan sát của lính cảnh vệ trại cải tạo lao động Tân Lập (Thanh Hà, Phú Thọ) - nơi gói chặt bao cuộc đời sa ngã tại đây. Từ trên cao nhìn xuống, từ vị trí của một người tự do, từ góc nhìn của một người học Luật, tôi không tìm đâu nổi một lý do ghét bỏ dành cho họ - những con người đang phải trả giá cho lầm lỗi của mình dưới kia. Trong tôi lúc ấy lại là nỗi day dứt dâng đầy. Tôi đã nghĩ đến gia đình của họ, tới những nỗi đau mà không chỉ riêng mình họ gánh chịu, những nỗi đau còn đau hơn dành cho người thân đang ngóng đợi họ ngày về. Tôi đã rớt nước mắt trước những ánh nhìn của những phạm nhân hôm ấy. Chỉ cách một bức tường, cách một khoảng không từ trên cao nhìn xuống là những ánh mắt khát khao tự do của mấy trăm con người từ già đến trẻ, đến trung niên. Những ánh mắt day dứt ấy cứ theo tôi như cho tôi một ước mong được làm điều gì đó, có phép màu nào đó giúp họ vượt lên...
Lúc ấy, tôi đã từng mơ ước, một mơ ước giản đơn rằng khi ra trường sẽ trở lại nơi này, trở thành cán bộ quản giáo, giáo dục phạm nhân. Tôi sẽ đem những hiểu biết của mình, tình cảm của mình để truyền cho họ tình yêu cuộc sống. Nhưng tôi đã không có cơ hội thực hiện được điều đó bởi đến giờ tôi biết ước mơ ấy chỉ mình tôi đâu phải dễ dàng gì ?. Đến bây giờ ấp ủ nơi tôi vẫn là biết đâu một ngày nào đó, tôi gặp được người có ý nghĩ giống mình, không phải là làm quản giáo trại giam như mơ ước ngày xưa nữa, nhưng sẽ làm việc gì mang tính cộng đồng xã hội, kết nối những người cùng tấm lòng, giúp cho những người đã từng một thời lầm lỗi có được một tương lai tươi sáng hơn. Xã hội mỗi ngày bớt đi một tội phạm, giảm đi một tệ nạn, thêm một người có ích đó chính là một việc làm thực sự ý nghĩa, đỡ nặng gánh cho sự phát triển của đất nước mình.
Ngày ấy, khi ước mơ làm quản giáo, tôi đã từng tưởng tượng, tôi có thể hát cho họ nghe, có thể chia sẻ với họ như những người đồng cảm để thức tỉnh niềm tin vốn không dễ gì có được trong môi trường ấy. Tôi muốn những con người đang khao khát tự do kia biết rằng tôi đang hướng về họ, muốn đồng hành cùng họ một quãng đường để họ có thể tìm đến cái đích tốt đẹp mà họ từng mong muốn, để mang lại niềm vui cho gia đình họ, cho những người họ đang khắc khoải, nhớ mong. Tôi tin mình làm được. Tôi sẽ hun đúc ý nghĩ cho họ rằng tôi và họ sẽ cùng chung vai xây dựng đất nước bằng chính những hành động nhỏ bé, bằng chính những việc làm giản đơn mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, chỉ cần có một niềm tin, một niềm tin thôi... Lúc ấy, ước mong đó có lẽ xuất phát chính từ nghề tôi học, cái nghề với ý nghĩa rất rõ rằng Pháp luật là để răn đe nhằm cảm hóa con người chứ không phải chỉ là trừng trị. Tôi muốn giúp họ trở về với những người thân yêu trọn vẹn, giũ bỏ những nỗi đau mà bất kỳ ai nếu không kiên định cũng có thể dễ vướng vào. Tôi muốn bằng những việc làm nhỏ bé của mình, xã hội sẽ bớt đi nhiều hệ lụy bởi những con người đang mất phương hướng. Hãy cho họ một niềm tin, một con đường còn hơn cho họ miếng ăn mà chẳng giáo dục, giúp họ nên người.
Ở đây, tôi kính phục Trần Đăng Tuấn, vì từ một lợi thế của bản thân, ông đã giúp đỡ miếng ăn cho trẻ em nghèo đang đi học, đỡ khó khăn cho chính ngành giáo dục trong khi các khẩu hiệu "trồng người" còn giăng mắc khắp nơi. Trần Đăng Tuấn đã mang thứ cần thiết đến nơi mà thực sự cần điều đó nhất, đó là nghĩa cử nhân văn. Mỗi người một tấm lòng, một thương cảm với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tôi thích cách của Trần Đăng Tuấn. Có lẽ, ai cũng nhìn thấy ở đây cái xa hơn "cơm có thịt" đơn thuần. Tôi thấy ông đã mang đến đây bên cạnh tình người, đó còn là giáo dục, là "cơm có thịt" để góp phần giúp các em trên con đường đi tìm tri thức, giúp các thầy cô có nhiều học sinh để truyền cho kiến thức của mình, không giống như nhiều hình thức ủng hộ, từ thiện tạo thanh thế, tiếng tăm. Việc làm ấy là động lực, tình người lay động trái tim không chỉ các thầy cô, những người đang làm nghề gieo trồng mầm non cho đất nước.
Ngày mai, có một chuyến từ thiện lên Lai Châu qua đường Yên Bái - Văn Chấn - Nghĩa Lộ... Đoàn lại còn nghỉ đêm tại Nghĩa Lộ nữa chứ ! Nếu có tôi, sẽ là thuận lợi cho đoàn vì tôi có một tuổi thơ nơi ấy. Tôi sẽ giúp mọi người thuận lợi và hiểu hơn khi có thời gian lưu lại mảnh đất này. Nhất định chuyến đi sau tôi sẽ có mặt cùng mọi người vì chuyến này gấp quá. Nhất định thế.
Chương trình "Cơm có thịt" đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, khơi dậy niềm thương cảm, tình tương thân tương ái của con người với nhau. Bên cạnh đó là sự kính phục đối với nguyên phó Tổng GĐ đài truyền hình Trần Đăng Tuấn, người đã dũng cảm từ bỏ vị trí quan trọng trên chính trường để trở về đúng nghĩa một con người có giá trị thiết thực. Những lời đầy tâm huyết vang lên đã thức tỉnh biết bao trái tim nhân hậu, kêu gọi phần tốt đẹp trong con người mỗi chúng ta. Tôi đã nghẹn lòng khi đọc những bài viết của Trần Đăng Tuấn, những bài viết về Trần Đăng Tuấn, tôi cũng đã bao lần tự hỏi "mình nên làm gì?" "tại sao mình không quyết tâm với những điều cứ ấp ủ bao năm ?".
Ngày còn bé, từ những ước mơ giản dị, khiêm nhường như bao người đó là trở thành một người công dân tốt, một người có ích cho xã hội bằng những việc làm nhỏ nhoi, bằng âm thầm hứa sẽ không bao giờ xa ngã vì bất cứ lý do gì, đó cũng chính là khi tôi biết mình đầy tự trọng. Từ những ý nghĩ còn non nớt nhưng có một điều tôi đã biết chắc chắn rằng, dù sau này cuộc sống có khó khăn đến đâu, tiền là thứ không bao giờ làm trái tim tôi rung động. Tôi sẽ chỉ bị mềm lòng trước những điều thực sự tình người theo cảm nhận của chính tôi.
Lùi về ký ức, tôi không thể nào quên lần không đủ can đảm rút ra cho một ông già ăn xin trên phố Phan Chu Trinh, Hà Nội 50.000 đồng chỉ vì mới đi làm nên với tôi 50.000 khi đó lớn quá trong khi tôi lại chẳng có chút tiền lẻ nào. Tôi đã đấu tranh tư tưởng ghê lắm khi bàn tay ông lặng lẽ chìa ra. Ông ấy đã quay đi khi không nhận được gì từ tôi cả, chỉ nhận được từ tôi ánh mắt day dứt mãi nhìn theo. Tôi đã hy vọng ai đó sẽ cho ông ấy những đồng tiền lẻ, để tôi có chút yên tâm vì mình đã chẳng giúp gì. Tệ nữa khi mà tôi còn có thêm ý nghĩ nếu mình biếu ông số tiền 50.000 ấy những người xung quanh sẽ nhìn mình chẳng khác gì người trên trời rơi xuống hoặc ít ra cũng giống kẻ bị thần kinh. Có lẽ tôi đã tự an ủi mình bằng suy nghĩ như thế. Tôi đã dõi theo bước chân chậm chạp của ông cả một dọc phố dài mà không nhận được từ ai một đồng nào cả. Tôi chợt muốn chạy theo, muốn hy sinh số tiền lớn ấy, tôi lại đấu tranh, lại không làm được... Để rồi sau đó, trở về nhà với ám ảnh tấm lưng gù và bước đi khắc khổ của ông, sao thương quá ? Tôi đã tự hình dung ra cuộc đời người đàn ông ấy và đã khóc bởi những điều tôi chưa làm được lúc chiều. Tôi đã tự hứa với mình rằng sẽ không để cho lý trí lấn át trái tim nếu hoàn cảnh đó xảy đến lần 2 nữa, tôi chỉ có thể giúp được một lần bởi ông ấy già lắm rồi. Nhưng đến giờ tôi vẫn chưa nguôi ngoai được vì đâu còn gặp lại những con người đói khổ như ông già tôi đã gặp lần ấy, đã bao năm... ?
Rồi, từ một cơ hội tình cờ khi còn là sinh viên trường Luật, tôi được phép trèo lên đài quan sát của lính cảnh vệ trại cải tạo lao động Tân Lập (Thanh Hà, Phú Thọ) - nơi gói chặt bao cuộc đời sa ngã tại đây. Từ trên cao nhìn xuống, từ vị trí của một người tự do, từ góc nhìn của một người học Luật, tôi không tìm đâu nổi một lý do ghét bỏ dành cho họ - những con người đang phải trả giá cho lầm lỗi của mình dưới kia. Trong tôi lúc ấy lại là nỗi day dứt dâng đầy. Tôi đã nghĩ đến gia đình của họ, tới những nỗi đau mà không chỉ riêng mình họ gánh chịu, những nỗi đau còn đau hơn dành cho người thân đang ngóng đợi họ ngày về. Tôi đã rớt nước mắt trước những ánh nhìn của những phạm nhân hôm ấy. Chỉ cách một bức tường, cách một khoảng không từ trên cao nhìn xuống là những ánh mắt khát khao tự do của mấy trăm con người từ già đến trẻ, đến trung niên. Những ánh mắt day dứt ấy cứ theo tôi như cho tôi một ước mong được làm điều gì đó, có phép màu nào đó giúp họ vượt lên...
Lúc ấy, tôi đã từng mơ ước, một mơ ước giản đơn rằng khi ra trường sẽ trở lại nơi này, trở thành cán bộ quản giáo, giáo dục phạm nhân. Tôi sẽ đem những hiểu biết của mình, tình cảm của mình để truyền cho họ tình yêu cuộc sống. Nhưng tôi đã không có cơ hội thực hiện được điều đó bởi đến giờ tôi biết ước mơ ấy chỉ mình tôi đâu phải dễ dàng gì ?. Đến bây giờ ấp ủ nơi tôi vẫn là biết đâu một ngày nào đó, tôi gặp được người có ý nghĩ giống mình, không phải là làm quản giáo trại giam như mơ ước ngày xưa nữa, nhưng sẽ làm việc gì mang tính cộng đồng xã hội, kết nối những người cùng tấm lòng, giúp cho những người đã từng một thời lầm lỗi có được một tương lai tươi sáng hơn. Xã hội mỗi ngày bớt đi một tội phạm, giảm đi một tệ nạn, thêm một người có ích đó chính là một việc làm thực sự ý nghĩa, đỡ nặng gánh cho sự phát triển của đất nước mình.
Ngày ấy, khi ước mơ làm quản giáo, tôi đã từng tưởng tượng, tôi có thể hát cho họ nghe, có thể chia sẻ với họ như những người đồng cảm để thức tỉnh niềm tin vốn không dễ gì có được trong môi trường ấy. Tôi muốn những con người đang khao khát tự do kia biết rằng tôi đang hướng về họ, muốn đồng hành cùng họ một quãng đường để họ có thể tìm đến cái đích tốt đẹp mà họ từng mong muốn, để mang lại niềm vui cho gia đình họ, cho những người họ đang khắc khoải, nhớ mong. Tôi tin mình làm được. Tôi sẽ hun đúc ý nghĩ cho họ rằng tôi và họ sẽ cùng chung vai xây dựng đất nước bằng chính những hành động nhỏ bé, bằng chính những việc làm giản đơn mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, chỉ cần có một niềm tin, một niềm tin thôi... Lúc ấy, ước mong đó có lẽ xuất phát chính từ nghề tôi học, cái nghề với ý nghĩa rất rõ rằng Pháp luật là để răn đe nhằm cảm hóa con người chứ không phải chỉ là trừng trị. Tôi muốn giúp họ trở về với những người thân yêu trọn vẹn, giũ bỏ những nỗi đau mà bất kỳ ai nếu không kiên định cũng có thể dễ vướng vào. Tôi muốn bằng những việc làm nhỏ bé của mình, xã hội sẽ bớt đi nhiều hệ lụy bởi những con người đang mất phương hướng. Hãy cho họ một niềm tin, một con đường còn hơn cho họ miếng ăn mà chẳng giáo dục, giúp họ nên người.
Ở đây, tôi kính phục Trần Đăng Tuấn, vì từ một lợi thế của bản thân, ông đã giúp đỡ miếng ăn cho trẻ em nghèo đang đi học, đỡ khó khăn cho chính ngành giáo dục trong khi các khẩu hiệu "trồng người" còn giăng mắc khắp nơi. Trần Đăng Tuấn đã mang thứ cần thiết đến nơi mà thực sự cần điều đó nhất, đó là nghĩa cử nhân văn. Mỗi người một tấm lòng, một thương cảm với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng tôi thích cách của Trần Đăng Tuấn. Có lẽ, ai cũng nhìn thấy ở đây cái xa hơn "cơm có thịt" đơn thuần. Tôi thấy ông đã mang đến đây bên cạnh tình người, đó còn là giáo dục, là "cơm có thịt" để góp phần giúp các em trên con đường đi tìm tri thức, giúp các thầy cô có nhiều học sinh để truyền cho kiến thức của mình, không giống như nhiều hình thức ủng hộ, từ thiện tạo thanh thế, tiếng tăm. Việc làm ấy là động lực, tình người lay động trái tim không chỉ các thầy cô, những người đang làm nghề gieo trồng mầm non cho đất nước.
Ngày mai, có một chuyến từ thiện lên Lai Châu qua đường Yên Bái - Văn Chấn - Nghĩa Lộ... Đoàn lại còn nghỉ đêm tại Nghĩa Lộ nữa chứ ! Nếu có tôi, sẽ là thuận lợi cho đoàn vì tôi có một tuổi thơ nơi ấy. Tôi sẽ giúp mọi người thuận lợi và hiểu hơn khi có thời gian lưu lại mảnh đất này. Nhất định chuyến đi sau tôi sẽ có mặt cùng mọi người vì chuyến này gấp quá. Nhất định thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét