Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Phố Trần Tử Bình ở Hà Nội


        Chủ nhật tuần vừa rồi liên hoan tất niên hội học cùng trường Đại học Quốc Gia - Đại học ngoại ngữ Hà Nội. Địa chỉ tại Bò Nhúng Dấm 555 Tô Hiệu, thế là chạy dọc cả một phố cứ tìm số nhà 555 chẳng thấy đâu,  mới thấy số ba trăm bao nhiêu thôi mà đã sang phố khác rồi. Thế là lại phải điện thoại hỏi mới biết số 555 là thương hiệu của quán, mình không biết nhậu nhẹt nên kém cái khoản tên quán kinh! Thế là quay lại, Bò Nhúng Dấm 555 nằm tại số 277, tạt xe vào lề đường thì một cậu chạy từ trong ra chỉ chênh chếch bên đường nói "chị đỗ xe ở phố bên kia, có bãi trông không phải trả tiền, đấy đấy rẽ ở chỗ cái biển Cơm Việt ấy, phố Trần Tử Bình". 


        Tự nhiên có một cảm giác bất ngờ, vui vui vì không ngờ tự nhiên mà mình lại đến được đây. Thực sự mình đã từng nghĩ một lúc nào đó mình phải tìm đến con phố này, đi trên đó để cảm nhận lòng mình về một con người bình dị nhưng cao cả mà mình đã được nghe, được đọc, được biết đến từ chính những người con của ông. Mình đã nghĩ, sẽ đến đây vào một ngày tâm hồn nhẹ nhõm, sẽ đi dọc con phố, chỉ thế thôi... 

          Nhìn từ trên đường Tô Hiệu, phố Trần Tử Bình không nhỏ như mình đã được nghe tả trước đây trong những bài của chú Kiến Quốc. Mình thấy, một con phố vừa phải, nhiều cây xanh, nhiều hàng quán, nhộn nhịp, lấp ló đan xen những dãy nhà tập thể màu vàng nhạt, một con phố dường như trước khi mang tên Trần Tử Bình đã từ rất lâu, có lẽ chỉ chờ ngày ông đến. Đầu phố bên kia nối với đường Hoàng Quốc Việt, là con đường lớn, hiện đại thì phía bên này nối với đường Tô Hiệu, một con phố mang cảm giác đông đúc nhưng yên bình bởi những tán cây tỏa bóng rợp đường đi, nhà hàng san sát nhưng không quá sang trọng mang cho ta cảm giác ấm áp và thân thiện.



Dừng xe bên lề đường theo chỉ dẫn, mình đi bộ ngược trở lại, "phóng viên thời sự" phải làm việc thôi nên chụp hình bằng điện thoại. Đứng dưới lòng đường chụp biển mang tên ông, rồi chụp dọc phố. Tự nghĩ, mình phải có hình chụp ở đây mới đúng là sự tình cờ đáng nhớ chứ nhỉ ? Rồi lại chợt nhận ra, ngày hôm nay mình không bình thường vì mình lại mặc một chiếc áo đã mặc cách đây đúng 20 năm, một chiếc áo không biết tại sao mà năm nào mình cũng gấp lại, cất đi thay vì đưa vào danh sách những thứ cần thanh lý. Trước khi đi đã hỏi Ốc rằng "mẹ mặc áo này trông có sao không ?", Ốc nói là "không sao, mẹ đi gặp bạn mà nên mặc thế chẳng sao". Vậy là trông như thế đấy! 

        


Ảnh này có được là do mình cứ tự nhiên nhờ vả anh xe ôm, nói anh chụp giúp một hình có tên phố ở phía bên kia. Xong, anh cũng có tính "phóng viên" giống mình nên hỏi một câu hơi khó : "Tại sao em lại chụp ảnh phố này ?". Hơi bất ngờ vì không biết trả lời thế nào, chẳng lẽ nói em chụp để viết bài, em chụp vì ông là bố của bạn em (thế thì bạn em già quá!), hay là ông là ông của bạn em (thế thì mình lại trẻ quá!). Đành cười và nói "em chụp vì em biết về ông ấy thôi!". 




      Thêm một cảm giác, những người sống và làm ăn trên con phố này rất dễ chịu, thân thiện và cởi mở. Một buổi liên hoan sau đó cũng rất vui. Bò ở quán trên phố Tô Hiệu gần phố Trần Tử Bình này cũng ngon tuyệt!

6 nhận xét:

QV nói...

Một sự tình cờ đáng yêu. Cái áo VT mặc đẹp lắm, ko đáng để bị đưa vào DS thanh lý. Nó có cái gì đó gợi nhớ đến miền Tây Bắc.

Viên Thạch nói...

Màu sắc chiếc áo ấy trông rất phấn khởi chú QV nhỉ ?!

TranKienQuoc nói...

Cảm ơn 1 bài viết dung dị về phố mang tên Ông!

Thắng k5 nói...

Lợi dụng danh Ông để cháu được lên Hình.

Phạm Hồng Phương nói...

Bài viết giờ mới được đọc, Lối viết mộc mạc nhưng rất hay.

Kháng Chiến nói...

Cụ Hoàng Quốc Việt ,Tôi Hiệu,Trần Từ Bình là ba người thuộc lớp những Đảng Viên cộng sản đ62u tiên,Họ cùng bị Thưc dân Pháp kết àn,giam dử tại Côn Đảo (1930-1936). troing cuôc d6a1u tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc họ là đồng chí vào sông ,ra chết có nhua,trong cuộc sống họ là những người bạn thân thiết. Cụ Tô Hiệu hy sinh tại Nhà tù Sơn La .Hai cụ Hoàng Quốc Việt và Trần Tử Bình là những người trực tiệp tham gia lãnh đại Tổng khởi nghĩa 8-1945 . Các đường phố mang tên ba cụ tại Quận cầu giấp Hà Nộigần nhau cũng rất hay,các cụ luôn được gặp nhau trong tình cảm của nhân dân Hà Nội.