Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Thơ tình mùa Xuân




                          Tôi đi theo cơn mưa chuyển mùa
                           Lạc xuống vườn em, vùng ngoại ô hoa cỏ
                           Bắt gặp nụ cười ngỡ ngàng chiều năm cũ
                           Để bâng khuâng, để nhớ, để đi tìm.

                           Có phải là tôi đa cảm hay không ?
                           Hoa nhiều quá, tôi tìm em chẳng nổi
                           Xuân rất gần, mà Đông thì rất vội
                           Trước vô tình, nỗi nhớ gửi về đâu ?

                           Đừng bắt tôi phải đợi đến mùa sau
                           Khi mong ước lại một lần gặp gỡ
                           Trước mùa Xuân, tất cả đều có thể
                           Câu thơ tình đang bén rễ vườn em...


Thơ Giang Tuấn Đạt

Nghèo đói là trường đại học tốt nhất


Ngày 28/9/1997, An Kim Bằng, học sinh lớp 12 trường Trung học số 1 của Thiên Tân (Trung Quốc) đã đoạt huy chương vàng cuộc thi Olympic Toán Quốc tế lần thứ 38 tại Argentina. Sau lưng An Kim Bằng và tấm huy chương Vàng làm cả Thiên Tân tự hào, là cả một câu chuyện về mẹ.


Ngày 5/9/1997, là ngày tôi rời gia đình đi nhập học ở Đại học Bắc Kinh, khoa Toán. Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân tập tễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.
ankimbang3-3307-1379929742.jpg
An Kim Bằng - Huy chương vàng
Olympic Toán quốc tế (IMO) tại Argentina năm 97.

Bưng bát mì, tôi đã khóc. Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất… Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà. Nhà tôi vô cùng nghèo khó.
Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm. Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác. Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó. 

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Những quả táo sâu

Ông đã sống sót và có sức lực để tiếp tục hành trình của mình - nhờ những quả táo sâu.

tao-3414-1390276321.jpg
Mint
(Dịch từ Thesecretoflife)
Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ông vừa mệt mỏi đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức. Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ông nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố lê hết sức đến đó, ông nhặt ngay một quả táo rơi dưới gốc và cắn một miếng to.
Nhưng quả táo đầy sâu, cứ cắn một miếng là phát hiện quả táo bị sâu khiến ông phải nhả ra. Ông nhặt hết quả táo này đến quả táo khác, ông hái cả những quả còn trên cành nhưng tất cả đều bị sâu. Không còn sự lựa chọn nào khác, người đàn ông đành phải nhắm mắt lại và cắn thật nhanh, bởi vì nếu mở mắt ra, ông sẽ không dám ăn. Ông đã sống sót và có sức lực để tiếp tục hành trình của mình - nhờ những quả táo sâu.
Bạn thân mến, trong cuộc sống sẽ có những tình huống hay sự thật đôi khi quá khó khăn và nghiệt ngã để chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta dám dũng cảm đối mặt để vượt qua, dù chỉ một lần - chúng ta sẽ trưởng thành hơn qua những nghịch cảnh, thử thách đó.

Phố Trần Tử Bình ở Hà Nội


        Chủ nhật tuần vừa rồi liên hoan tất niên hội học cùng trường Đại học Quốc Gia - Đại học ngoại ngữ Hà Nội. Địa chỉ tại Bò Nhúng Dấm 555 Tô Hiệu, thế là chạy dọc cả một phố cứ tìm số nhà 555 chẳng thấy đâu,  mới thấy số ba trăm bao nhiêu thôi mà đã sang phố khác rồi. Thế là lại phải điện thoại hỏi mới biết số 555 là thương hiệu của quán, mình không biết nhậu nhẹt nên kém cái khoản tên quán kinh! Thế là quay lại, Bò Nhúng Dấm 555 nằm tại số 277, tạt xe vào lề đường thì một cậu chạy từ trong ra chỉ chênh chếch bên đường nói "chị đỗ xe ở phố bên kia, có bãi trông không phải trả tiền, đấy đấy rẽ ở chỗ cái biển Cơm Việt ấy, phố Trần Tử Bình". 


        Tự nhiên có một cảm giác bất ngờ, vui vui vì không ngờ tự nhiên mà mình lại đến được đây. Thực sự mình đã từng nghĩ một lúc nào đó mình phải tìm đến con phố này, đi trên đó để cảm nhận lòng mình về một con người bình dị nhưng cao cả mà mình đã được nghe, được đọc, được biết đến từ chính những người con của ông. Mình đã nghĩ, sẽ đến đây vào một ngày tâm hồn nhẹ nhõm, sẽ đi dọc con phố, chỉ thế thôi... 

          Nhìn từ trên đường Tô Hiệu, phố Trần Tử Bình không nhỏ như mình đã được nghe tả trước đây trong những bài của chú Kiến Quốc. Mình thấy, một con phố vừa phải, nhiều cây xanh, nhiều hàng quán, nhộn nhịp, lấp ló đan xen những dãy nhà tập thể màu vàng nhạt, một con phố dường như trước khi mang tên Trần Tử Bình đã từ rất lâu, có lẽ chỉ chờ ngày ông đến. Đầu phố bên kia nối với đường Hoàng Quốc Việt, là con đường lớn, hiện đại thì phía bên này nối với đường Tô Hiệu, một con phố mang cảm giác đông đúc nhưng yên bình bởi những tán cây tỏa bóng rợp đường đi, nhà hàng san sát nhưng không quá sang trọng mang cho ta cảm giác ấm áp và thân thiện.

Đồng phục nhà


     
        Tình cờ nhận ra nhà có ba cái áo mặc ở nhà giống nhau. Áo to nhất của Tôm, hai cái bằng cỡ nhau của Ốc và mẹ. Tất cả đều do mình mua cả nhưng không cùng lúc nên cũng quên. Tôm Ốc chưa biết ăn diện nên mẹ mua gì mặc đấy, tuy nhiên vẫn ngon! 

       Hôm cuối tuần, chỉ có 2 mẹ con ở nhà thì phát hiện ra đều mặc cùng một kiểu. Tự cảm thấy sung sướng khi nhìn thấy có người khác giống mình thế là hai "chiến hữu" rủ nhau làm vài "pô". 

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Muộn và Dại


MUỘN
Thái Thăng Long
Thế là muộn em chẳng còn đợi nữa
Đời xóa đi những kỷ niệm ấy rồi
Anh tiếc mãi
Lỡ lầm như tầm gửi
Buồn mênh mông
Nuốt hận với đời

Thế là muộn
Em chẳng còn đợi nữa
Chim sẻ rừng trốn về núi bên kia
Vầng trăng sáng
Thành vầng trăng ám ảnh
Đêm hoang sơ cô độc ngày hè...

Tết này


Tết này anh không thèm đi tác nghiệp...!


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Đôi điều của chú Kỳ Minh

             
         Ai cũng có quê hương. Quê hương là nơi chôn rau, cắt rốn của ông bà hay cha mẹ họ. Quê hương là nơi họ tộc, tổ tiên họ đã từng sống. Thường quê hương là làng quê yên bình với lũy tre xanh và những cách đồng thẳng cánh có bay. Đó là suy nghĩ của tôi, một người “già” gần 70 tuổi và của một vài người bạn cùng trang lứa. Còn thế hệ trẻ, tầm từ 30 tuổi trở xuống thường họ ít nhớ đến quê hương, nếu gia đình nào giáo dục truyền thống tốt lắm thì hàng năm cũng đưa con cháu về quê đôi ba lần để các cháu biết quê hương là như thế nào. Còn thì chỉ nói với con cháu qua lời kể, qua phim ảnh mà thôi. Vì thế để nói rằng quê tôi là thành phố Hà Nội thì e rằng rất ít người có được điều đó. Tôi có anh bạn ba đời (ông, bố và cậu ta) sống ở Hà Nội, nhưng cậu ta vẫn có quê ở Bắc Ninh và trước đây một năm đôi ba lần về thăm quê, bây giờ thì thường xuyên hơn vì đã nghĩ hưu rồi, có nhiều thời gian và hình như già rồi thì người ta hay hoài niệm hơn về quê hương xứ sở của mình. Cậu ta vẫn không bao giờ vỗ ngực mình là người Hà Nội, nhưng bao giờ cũng nói Hà Nội là nơi đã cho tôi cuộc sống tuổi thơ tươi đẹp, tuổi sinh viên thầm lặng, bình yên và rất đỗi thân thương. Đấy còn là nơi đã hình thành tính cách của con người mình, tạo cho tôi một thói quen sống cho mọi người và cho mình.
         

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Người Hà Nội

         
        Hôm nay, tôi được chú KM gửi cho đọc một bài viết mới của chú về người Hà Nội. Tôi cảm động lắm vì chú tin tưởng cũng như quý mến thì mới gửi cho tôi bài viết mới xong, kèm một câu P/S rằng :
       - Cháu đọc khách quan, nhưng đừng tự ái nhé. Đọc và cho ý kiến.
       - Hì, cháu không tự ái đâu, người nhà quê cũng hay mà chú. Cháu mà viết bài về "người nhà quê", chắc người Hà Nội mê luôn!
       - Viết đi để người Hà Nội mê, chú thấy nhiều luật sư viết hay lắm.
       - Chưa viết đã mê rồi, chứ cháu viết rồi chắc chết ngất đấy chú ạ!

        ***     

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Cuộc đời binh nghiệp của V.Stalin


        Chào đời ngày 24/3/1921 tại thủ đô Moskva, với tên khai sinh đầy đủ là Vasily Iosifovich Dzhugashvili, V. Stalin là con đầu của J. Stalin với người vợ thứ 2 Nadezhda Alliluyeva, sau khi bà vợ đầu Ekaterina Svanidze mất lúc Y. Dzhugashvili mới được 9 tháng tuổi. Còn bà N. Alliluyeva cũng nhắm mắt xuôi tay vào tháng 11/1932, khiến J. Stalin lâm vào cảnh "gà trống nuôi con", do vậy tình thương của người cha càng thêm mãnh liệt hơn…

Nhưng khi Thế chiến thứ II bùng nổ, không như giới lãnh đạo chóp bu ở các nước khác, lãnh tụ Stalin quyết định cả 2 người con trai của mình đều phải ra mặt trận cầm súng chống quân thù. Anh cả Y. Dzhugashvili chiến đấu trong lực lượng Pháo binh, rồi bị bắt làm tù binh trong một trận đánh không cân sức gần thành phố Smolensk cửa ngõ phía tây của nước Nga.

Về phần V. Stalin, xung phong vào Không quân, lần lượt tham gia các trận đánh then chốt của Hồng quân như bảo vệ Moskva và Stalingrad (nay là Volgagrad), giải phóng Belarus và Ba Lan, rồi tổng công kích quân Đức Quốc xã tại sào huyệt cuối cùng của chúng là thủ đô Berlin. Trong các trận không chiến gìn giữ bầu trời của Tổ quốc, Trung tá V. Stalin đã bắn rơi 2 máy bay tiêm kích và cường kích của quân phát xít. Đến cuối năm 1942, ông được phong hàm Đại tá Không quân.

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Tuổi trẻ hôm nay

        Ông ta cứ tiếp tục nói không ngừng về sự tệ hại của tuổi trẻ ngày nay, chủ yếu là dựa vào những bản tin lúc 6 giờ hàng ngày mà không có sự chọn lọc.

        Thỉnh thoảng, khi đáp máy bay đi thuyết trình ở các nơi, tôi thấy mình may mắn khi được ngồi cạnh những người bạn đồng hành thích trò chuyện. Đó quả là một điều thú vị, bởi tôi vốn là người thích lắng nghe người khác.
Tôi đã được nghe nhiều câu chuyện về nỗi buồn, niềm vui, nỗi sợ hãi, sự thù hằn và về nhiều điều thú vị khác.
Nhưng cũng thật buồn, có nhiều lúc tôi phải ngồi cạnh một người chỉ muốn trút tất cả sự hằn học, bực tức lên vị khán giả bất đắc dĩ ngồi bên cạnh trong suốt chặng đường dài 600 dặm. Tôi nhớ có một lần như thế, tôi buộc phải ngồi một chỗ chịu đựng bài thuyết trình về tình trạng kinh khủng của thế giới ngày nay: "Anh biết đấy, giới trẻ ngày nay thật là...". Ông ta cứ tiếp tục nói không ngừng về sự tệ hại của tuổi trẻ ngày nay, chủ yếu là dựa vào những bản tin lúc 6 giờ hàng ngày mà không có sự chọn lọc.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Chào năm mới !


         Ngày làm việc đầu tiên của một năm mới, chẳng có gì đặc biệt, mọi việc dường như vẫn cũ.


         Hôm qua, ngày đầu tiên của một năm, lần đầu tiên không về quê mà ở lại Hà Nội, tự lo lắng cho mình, cho ngôi nhà của riêng mình và giành thời gian nghĩ về những gì sắp tới. Sáng đi chợ, mua hoa, mua đồ thắp hương, dọn dẹp nhà cửa cho thêm gọn gàng, sạch sẽ. Chiều hôm trước, phone cho vợ chồng Thu Hùng để xin phép cho Bi sang nhà chơi, ngủ lại cùng Tôm Ốc, nhìn các con háo hức, nôn nóng chờ Bi sang mà thấy vui lây. 

        Hai tuần trước, Tôm bị đau tay do chơi bóng đá, bắt bóng thế nào mà tay lại trật ngửa ra sau. Lúc nhìn con đi học về, giơ cánh tay lủng lẳng không cử động được mà thương quá, vội đèo con đến bệnh viện chụp chiếu, bác sĩ dặn sau khi xem phim X-quang thì không phải lo nhiều vì xương không bị gãy, rạn, chỉ tổn thương phần mềm, cần uống thuốc giảm đau 1 tuần và cố định tay bằng nẹp là sẽ ổn. Vậy mà mấy hôm nay vẫn kêu con đau xuống cả chân, chẳng biết có làm sao không nữa ? Có lẽ một phần do không thể cố định tay được vì là tay phải, vẫn phải cầm bút viết hàng ngày. Mình hay đùa "con phải cẩn thận đấy, nếu không giữ gìn, cứ chủ quan thì rất có thể một ngày tay sẽ rụng!". Mà không chỉ cái tay này đâu, mình còn hay dọa là không cẩn thận cái gì cũng có thể rụng, nhất là không chịu vệ sinh cơ thể có ngày một số thứ sẽ rụng mất! Thật đấy.